fbpx

Trong khoa học phong thủy, màu sắc có ảnh hưởng to lớn trong việc cân bằng, hỗ trợ và điều hòa các yếu tố âm dương – ngũ hành. Nó thể hiện qua cách chúng ta kết hợp màu sắc giữa quần áo, giày dép, phụ kiện.

Thông tin gia chủ tuổi ất hợi

– Năm sinh dương lịch: 1935, 1995, 2055
– Năm sinh âm lịch: ất hợi
– Quẻ mệnh: Khôn (Thổ) thuộc Tây tứ mệnh
– Ngũ hành: Sơn đầu hỏa (Lửa trên núi)

Hướng mệnh trạch của gia chủ tuổi ất hợi

Hướng mang lại điều tốt lành cho mệnh tuổi ất hợi

  • Đông Bắc (Sinh Khí): Thu hút tài lộc, danh tiếng, thăng quan tiến chức,  phát tài.
  • Tây Bắc (Diên Niên): Củng cố các mối quan hệ trong gia đình, tình yêu, mọi sự ổn định.
  • Tây (Thiên Y): Củng cố sức mạnh tinh thần, đạt được nhiều tiến bộ, may mắn trong thi cử.
  • Tây Nam (Phục Vị): Thiên y: gặp thiên thời, được che chở, trường thọ.

Gia chủ khi xây dựng nhà cửa hay bố trí các phòng như phòng ngủ, phòng khách, bếp…đều mang lại nhiều lợi lộc.

Hướng gây ảnh hưởng xấu cho mệnh tuổi ất hợi

  • Đông (Hoạ Hại): Không may mắn, thị phi, thất bại, sóng gió triền miên.
  • Bắc (Tuyệt Mệnh): Mất nguồn thu nhập, thất nghiệp, xung đột, tai họa.
  • Nam (Lục Sát): Xáo trộn trong quan hệ tình cảm, thù hận, kiện tụng, tai nạn
  • Đông Nam (Ngũ Quỷ): Phá sản, bệnh tật chết người.

Những hướng này là những hướng có ảnh hưởng xấu tới mệnh người tuổi ất hợi.

Tuổi của mỗi người sẽ ứng với những hành khác nhau, được gọi là mạng. Ví dụ: người tuổi ất hợi ứng với hành hỏa gọi là mạng hỏa.

Đối với các sự vật khác cũng vậy, mỗi sự vật sẽ ứng với một hành. Giữa các hành sẽ có quan hệ tương sinh, tương khắc lẫn nhau. Tương sinh có nghĩa là sự tương hỗ, hỗ trợ lẫn nhau, hành này sẽ làm cơ sở để hình thành nên sự phát triển của hành khác. Tương khắc được hiểu là sự kìm hãm lẫn nhau, hành này sẽ hạn chế gây trở ngại cho hành kia.

Ví dụ điển hình như Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc (cây cháy sinh lửa; lửa đốt mọi vật thành tro, thành đất; kim loại hình thành trong đất; kim loại nung nóng chảy thành dạng lỏng; nước nuôi cây).

Màu tương sinh của tuổi ất hợi

Những người tuổi ất hợi hãy chọn cho mình những bộ đồ hoặc phụ kiện có màu xanh nhạt. Vì màu xanh nhạt (Thổ), mà thổ sinh hỏa nên rất tốt cho người tuổi ất hợi. Ngoài ra màu xanh lục rất hợp với tuổi ất hợi, vì đây là màu bản mệnh của tuổi này. Đặc biệt, nếu có làn da trắng, tươi tắn bạn có thể chọn màu đỏ hoặc hồng, màu tím (vì nó là màu bản mệnh của Hỏa) để luôn nổi bật giữa những chốn đông người.

Màu tương khắc của tuổi ất hợi

Theo phong thủy, tuổi ất hợi tốt nhất là nên tránh những set đồ màu đen, màu xanh nước vì những màu này ứng với hành thủy, mà thủy thì khắc hỏa, không tốt cho người tuổi ất hợi.

 

Cách chọn màu sắc tuổi ất hợi tuân theo quy luật ngũ hành.

Ngũ hành tương sinh

Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim.
Quan hệ tương sinh có thể được hiểu là hành này sinh ra hành khác, tương hỗ, trợ giúp, làm cho hành kia có lợi. Thí dụ như: Thủy sinh Mộc, nước sẽ nuôi dưỡng cây, làm cho cây xanh tốt. Mộc sinh Hỏa, cây khô bị cháy sinh ra Hỏa
Quan hệ tương sinh của ngũ hành có hai trường hợp:

  • Nếu là Sinh nhập: Hành khác mang lại lợi ích cho hành của mình.
  • Nếu là Sinh xuất: Hành của mình tạo ra lợi ích cho hành khác.

Kim sinh Thủy: Thủy được sinh nhập (tốt), Kim bị sinh xuất (xấu).
Thủy sinh Mộc: Mộc được sinh nhập (tốt), Thủy bị sinh xuất (xấu).
Mộc sinh Hỏa: Hỏa được sinh nhập (tốt), Mộc bị sinh xuất (xấu).
Hỏa sinh Thổ: Thổ được sinh nhập (tốt), Hỏa bị sinh xuất (xấu).
Thổ sinh Kim: Kim được sinh nhập (tốt), Thổ bị sinh xuất (xấu)

Ngũ hành tương khắc

Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa.
Tương khắc có nghĩa là hành này kìm hãm, tiêu diệt hành khác. Thí dụ như: Hỏa khắc Kim, lửa sẽ nung chảy. Thổ khắc Thủy, đất làm cho nước hòa tan vào không thể chảy tiếp được.
Sự tương khắc của ngũ hành cũng có hai trường hợp:

  • Khắc nhập: Hành khác gây tổn hại hoặc kềm chế hành của mình (bị hại)
  • Khắc xuất: Hành của mình kềm chế hay gây tổn hại cho hành khác (không bị hại).

Hỏa khắc Kim: Kim bị khắc nhập (bị hại), Hỏa khắc xuất (không bị hại).
Kim khắc Mộc: Mộc bị khắc nhập (bị hại), Kim khắc xuất (không bị hại).
Mộc khắc Thổ: Thổ bị khắc nhập (bị hại), Mộc khắc xuất (không bị hại).
Thổ khắc Thủy: Thủy bị khắc nhập (bị hại), Thổ khắc xuất (không bị hại).
Thủy khắc Hỏa: Hỏa bị khắc nhập (bị hại), Thủy khắc xuất (không bị hại).

Ngũ hành phản sinh

Tương sinh là quy luật phát triển của vạn vật, nhưng nếu cái gì quá nhiều sẽ thành điều không tốt. Đó là nguyên do có sự phản sinh trong Ngũ hành.
Nguyên lý của Ngũ hành phản sinh là:

  • Kim cần Thổ sinh, nhưng Thổ nhiều thì Kim bị vùi lấp.
  • Thổ cần Hỏa sinh, nhưng Hỏa nhiều thì Thổ thành than.
  • Hỏa cần Mộc sinh, nhưng Mộc nhiều thì Hỏa bị nghẹt.
  • Mộc cần Thủy sinh, nhưng Thủy nhiều thì Mộc bị trôi dạt.
  • Thủy cần có Kim sinh, nhưng Kim nhiều thì Thủy bị đục.
  • Ngũ hành phản khắc

Khác với quy luật phản sinh, Ngũ hành phản khắc là khi một hành bị khắc, nhưng do lực của nó qúa lớn, khiến cho hành khắc nó đã không thể khắc được mà lại còn bị thương tổn, gây nên sự phản khắc.

Nguyên lý của Ngũ hành phản khắc là:

  • Kim khắc được Mộc, nhưng Mộc cứng thì Kim bị gãy.
  • Mộc khắc được Thổ, nhưng Thổ nhiều thì Mộc bị gầy yếu.
  • Thổ khắc được Thủy, nhưng Thủy nhiều thì Thổ bị trôi dạt.
  • Thủy khắc được Hỏa, nhưng Hỏa nhiều thì Thủy phải cạn.
  • Hỏa khắc được Kim, nhưng Kim nhiều thì Hỏa sẽ tắt

Chính vì vậy trong sự tương tác giữa Ngũ hành với nhau không chỉ đơn thuần là tương sinh và tương khắc, mà còn có những trường hợp phản sinh, phản khắc xảy ra. Biết rõ được các mỗi quan hệ đó sẽ biết được sự tinh tế trong mối quan hệ của vạn vật, của trời đất, và con người.

Nếu muốn biết chi tiết hơn hãy đọc những bài phía dưới nhé!

 

 

 

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN