Quy hoạch Nam Tân Uyên? Quy hoạch Uyên Hưng? Quy hoạch Thị xã Tân Uyên, thì đô thị Nam Tân Uyên được coi như phần ‘lõi’? Đó là đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị Nam Tân Uyên
- Xem thêm Quy hoạch Bắc Tân Uyên nếu bạn muốn tiềm hiểu thêm.
- Quy hoạch Phường/Xã Uyên Hưng thuộc Tân Uyên
- Quy hoạch Phường/Xã Khánh Bình có vị thế giáp Thành Phố Thuận An có gì hay?
Danh Mục
Quy hoạch Nam Tân Uyên
Huyện Tân Uyên được biết đến khi nhắc về Tỉnh Bình Dương và cũng là một trong những Thị xã thuộc tỉnh Bình Dương đang có những chỉ số phát triển về Công nghiệp, hạ tầng giao thông, dân số, chỉ số an sinh xã hội tăng đáng kể trong những năm 2018 đến nay.
Vị trí địa lý Nam Tân Uyên
Vị trí: Đô thị Nam Tân Uyên nằm ở khu vực phía Đông của tỉnh Bình Dương.
Quy mô diện tích: 19.249,20ha.
Ranh giới:
– Đông giáp: sông Đồng Nai, bên kia sông là tỉnh Đồng Nai.
– Tây giáp: đô thị Thủ Dầu Một và đô thị Nam Bến Cát.
– Nam giáp: Đô thị Thủ Dầu Một, thành phố Dĩ An và thành phố Thuận An.
– Bắc giáp: các xã Tân Bình, Bình Mỹ, Tân Lập thuộc huyện bắc Tân Uyên
Đến năm 2030, Nam Tân Uyên được xác định là đô thị công nghiệp – dịch vụ – nông nghiệp. Sau năm 2030, Nam Tân Uyên là đô thị dịch vụ – công nghiệp – du lịch, là đầu mối giao thông đường bộ và cảng quan trọng của Bình Dương. Phấn đấu tới năm 2030, đô thị Nam Tân Uyên là một quận của thành phố Bình Dương – đô thị loại I
Các chỉ tiêu, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Nam Tân Uyên
- Quy mô đất xây dựng: Chỉ tiêu đất xây dựng đô thị khoảng 100-130m2/người
- Năm 2011: diện tích đất xây dựng đô thị khoảng 1.500ha
- Đến năm 2020: diện tích đất xây dựng đô thị khoảng 3.510ha
- Đến năm 2030: diện tích đất xây dựng đô thị khoảng 5.200ha
- Tầng cao xây dựng: Khu vực hiện hữu cải tạo 3 tầng, khu vực xây mới trung bình từ 3 đến 9 tầng
- Các chỉ tiêu xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật: Áp dụng theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng
Quy mô dân số đô thị Nam Tân Uyên
- Năm 2011, dân số đô thị Nam Tân Uyên là 182.063 người. Trong đó: dân số nội thị là 85.540 người và dân số ngoại thị là 96.523 người.
- Đến năm 2020, dân số đô thị Nam Tân Uyên khoảng 270.000 người. Trong đó: dân số nội thị là 207.900 người và dân số ngoại thị là 62.100 người.
- Đến năm 2030, dân số đô thị Nam Tân Uyên khoảng 400.000 người. Trong đó: dân số nội thị là 344.000 người và dân số ngoại thị là 56.000 người
Nam Tân Uyên và phát triển không gian, kiến trúc cảnh quan đô thị
Hướng phát triển đô thị khu Nam Tân Uyên
- Quy hoạch đô thị Nam Tân Uyên có mối quan hệ kết nối chặt chẽ với các đô thị khác của đô thị Bình Dương và các tỉnh thành khác xung quanh, đặc biệt kết nối về không gian với thành phố Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai)
- Đô thị cảng – du lịch Tân Ba – Cù lao Thạnh Hội là đô thị quan trọng của đô thị Nam Tân Uyên, phát triển về cảng hàng hóa, khu đô thị sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng
- Từng bước chuyển đổi chức năng, cơ cấu sử dụng đất để phát triển đô thị và các khu công nghiệp tập trung
- Các không gian đô thị bên trong đô thị Nam Tân Uyên bao gồm: các khu vực chỉnh trang, các khu vực xây mới và những khu biệt thự vườn ven sông Đồng Nai
- Phát huy và bảo tồn cảnh quan đặc trưng, cần quan tâm đặc biệt đến vấn đề tổ chức không gian đô thị sinh thái. Phát triển đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, hài hòa giữa không gian xây dựng và không gian cảnh quan, phát triển bền vững và bảo vệ môi trường
Định hướng quy hoạch Nam Tân Uyên và các khu chức năng ngoài đô thị
- Định hướng quy hoạch các khu sản xuất: Duy trì các khu – cụm công nghiệp tại các vị trí hiện hữu như: Khu công nghiệp Nam Tân Uyên, Khu công nghiệp Tân Bình, Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore 2, cụm công nghiệp – dịch vụ Uyên Hưng, cụm công nghiệp Thành phố Đẹp, cụm công nghiệp Thái Hòa, các khu sản xuất hiện hữu tại Khánh Bình, Hội Nghĩa.
- Định hướng quy hoạch kho tàng, bến bãi: Tập trung tại các khu công nghiệp và cảng sông Thạnh Phước
- Định hướng quy hoạch các khu dịch vụ: khu du lịch sinh thái Mekong-Golf-Villas tại cù lao Bạch Đằng và quy hoạch các công viên – văn hóa thể thao tại các khu vực đất thấp ven sông Đồng Nai và suối Cái, suối Con, suối Thợ Ụt, suối Bà Phó, suối Ông Đông, rạch cầu Ông Hựu, rạch Tổng Bảng, suối Bà Tùng
- Định hướng quy hoạch sử dụng đất khác (mặt nước)
Định hướng quy hoạch Nam Tân Uyên
- Trung tâm hành chính: Tại khu vực trung tâm huyện hiện nay và mở rộng tại giao lộ ĐT747 – ĐT746 (trục Thủ Dầu Một – Uyên Hưng)
- Trung tâm thương mại, chợ: Nâng cấp các Trung tâm thương mại hiện hữu tại Uyên Hưng, Tân Phước Khánh, xây dựng mới các Trung tâm thương mại tại Thái Hòa, Thạnh Phước, khu trung tâm các xã và trung tâm các khu cửa ngõ vào các khu công nghiệp tại Khánh Bình, Tân Hiệp
- Công trình về giáo dục: Trường phổ thông cơ sở(1-1,5ha), xây dựng 3 trường phổ thông trung học mới tại: Khu vực gắn với Khu công nghiệp Nam Tân Uyên mở rộng; Khu vực Vĩnh Tân, Tân Bình ,Thái Hòa. Xây dựng mới các trường dạy nghề tại: Uyên Hưng
- Công trình y tế : Nâng quy mô từ 100 giường lên 200-300 giường với bệnh viện đa khoa hiện hữu tại Uyên Hưng, Xây mới bệnh biện đa khoa tại Thái Hoà (3-5ha) và nâng cấp trang thiết bị cho phòng khám đa khoa tại Khánh Bình
- Trung tâm văn hoá: Trung tâm văn hóa thể thao hiện hữu tại Uyên Hưng và các công viên tại các vị trí Đại lộ Nam Tân Uyên và trục Thủ Dầu Một – Uyên Hưng giáp suối Cái (30 – 50ha), dọc suối Cái và công viên cấp phường
Định hướng Quy hoạch Nam Tân Uyên và các khu đô thị.
Khu số 1
Tại trung tâm Uyên Hưng, diện tích 1000ha, 50000 dân.
Chức năng: trung tâm hành chính của đô thị Nam Tân Uyên, trung tâm dịch vụ, ngân hàng, bưu chính – viễn thông, dịch vụ thương mại, dịch vụ du lịch, văn hóa thể thao, y tế, dạy nghề và dân cư
Khu số 2
Tại xã Thạnh Phước – Khánh Bình, diện tíc 1180ha, 50000 dân. Với chức năng là khu đô thị cảng
Khu số 3
Tại Tân Phước Khánh – Thái Hòa, diện tích 1425 ha, 80000 dân. Chức năng là đô thị dịch vụ – thương mại – văn hóa
Khu số 4
Tại trung tâm đô thị Nam Tân Uyên, diện tích 1605 ha, 25000 dân. Chức năng là đô thị – thương mại dịch vụ – văn hóa – vui chơi giải trí
Khu số 5
khu vực phía Bắc đường vành đai 4 vùng thành phố Hồ Chí Minh, diện tích 1440 ha, 45000 dân. Chức năng làm khu đô thị mới hiện đại
Khu số 6:
Vị trí Đông giáp Đại lộ Nam Tân Uyên, Tây giáp suối Cái. Diện tích 2375 ha, 40000 dân. Chức năng là đô thị dịch vụ – thương mại – văn hóa
Khu số 7
Tại khu vực Đông Bắc, diện tích 1640 ha, 10000 dân. Chức năng là đô thị công nghiệp thương mại
- Định hướng phát triển kiến trúc cảnh quan đô thị: Hình thành kiến trúc đô thị dọc các đường chính, xây dựng biểu tượng hoặc các khối công trình kiến trúc ấn tượng cho đô thị, hình thành kiến trúc đô thị dọc các đường chính.
Định hướng quy hoạch phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật
Giao thông đối ngoại
- Đường bộ được chú trọng tới các trục đường sau: ĐT742, ĐT746, ĐT747A, ĐT747B, Đường Vành đai 4, Đại lộ Nam Tân Uyên, Đại lộ Thủ Dầu Một – Uyên Hưng – Biên Hòa. Đây là cầu nối đối ngoại trực tiếp
- Bến xe khách bao gồm: Bến xe khách tại Uyên Hưng và Thái Hòa(1.5ha – 2 ha), bến xe khách tại Hội Nghĩa (2ha)
- Bến xe tải: Các khu – cụm công nghiệp phải dành quỹ đất để bố trí bãi đậu xe tải với tỷ lệ 1ha/100ha đất của toàn khu – cụm công nghiệp
- Đường sắt: Đoạn ngang qua khu đô thị ở phia đông khu liên hợp công nghiệp- dịch vụ- đô thị Bình Dương thuộc tuyến Dĩ An – Lộc Ninh và phát triển 2 trạm tàu Tân Vĩnh Hiệp, Lợi Hoà
- Đường thuỷ: Xây dựng các bến thủy chở khách tại cù lao Thạnh Hội và cù lao Bạch Đằng, cảng Thạnh Phước (64ha)
Giao thông đô thị
Đường trục chính
- Đại lộ Nam Tân Uyên, Đại lộ Thủ Dầu Một – Uyên Hưng – Biên Hòa, ĐT742, ĐT746, ĐT747A và ĐT747B cũng là các đường trục chính đô thị Nam Tân Uyên
- Đường từ Khu liên hợp công nghiệp – dịch vụ – đô thị Bình Dương đi cảng Thạnh Phước lộ giới rộng 74m
- Đường trục đô thị: từ TĐT số 1 đến số 8 lộ giới 41m
- Đường liên khu vực và chính khu vực: lộ giới rộng 33m
Bãi đậu xe: Bố trí bãi đậu xe trong các khu đô thị, đơn vị ở, nhóm nhà ở, khu – cụm công nghiệp, với chỉ tiêu diện tích giao thông tĩnh khoảng 3,5m2/người
Các cầu lớn bắt qua sông Đồng Nai: Cầu hiện hữu (Bạch Đằng, Thanh Hội), cầu mới (Bạch Đằng 2, Thanh Hội 2, cầu Thái Hoà vượt sông Đồng Nai)
Phát triển thêm hệ thống xe buýt và hệ thống đường sắt đô thị
Ngoài ra còn các định hướng quy hoạch về điện, nước, cấp thoát nước, hệ thống liên lạc (điện thoại cố định, di động và cáp quang).
Nhìn chung quy hoạch đô thị Nam Tân Uyên đang tiến tới những sự hoàn thiện về mặt hạ tầng, giao thông, giáo dục và các mặt khác nhằm tiến tới tương lai thành những khu đô thị kiểu mới và trọng điểm của thị xã Tân Uyên
Với tất cả những quy hoạch về mọi mặt kinh tế, giao thông hạ tầng, giao dục, y tế, văn hoá. Phát triển cả hướng nội và ngoại của đô thị Nam Tân Uyên hữa hẹn rằng thị trường bất động sản của Nam Tân Uyên sắp có sự phát triển mạnh mẽ.