fbpx

Bình Dương và những quy hoạch tổng thể về Phát Triển Bình Dương trong những năm tới sẽ được đề cập trong bài viết hôm nay.


Chúng ta cùng tìm hiểu một tỉnh lân cận với Thành phố Hồ Chí Minh. Một tỉnh được gọi là ” thủ phủ công nghiệp”. Với nhiều khu công nghiệp – tỉnh Bình Dương

Tổng quan tỉnh Bình Dương


Bình Dương là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam bộ, Việt Nam. Tỉnh lị của Bình Dương là Thành phố Thủ Dầu Một, cách Sài Gòn 30km theo đường Quốc Lộ 13. Là tỉnh đông dân thứ 6 trong 63 tỉnh thành Việt Nam. Bình Dương có tỉ lệ gia tăng dân số cơ học cao do nhiều người nhập cư, hơn 50% dân số Bình Dương là dân nhập cư.
Là vùng đất chiến trường năm xưa với nhiều địa danh lịch sử như Phú Lợi, Bàu Bàng, Bến Súc, Lai khê, Nhà Đỏ và đặc biệt là chiến khu Đ với trung tâm là huyện Tân Uyên (nay là huyên Bắc Tân Uyrn và thị xã Tân Uyên). Ngoài ra còn có khu du lịch Đại Nam là khu du lịch lớn nhất Đông Nam Á.

Theo lãnh đạo cấp tỉnh, Bình Dương tiếp tục ưu tiên thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ chất lượng cao, logistics, các dịch vụ phát triển khu công nghiệp, khu đô thị. Khuyến khích đẩy mạnh sự hợp tác các doanh nghiệp trong và daonh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Nào chúng ta cùng tìm hiểu Quy hoạch Bình Dương

Vị trí địa lí Tỉnh Bình Dương

Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, với diện tích 2694,4 km2, xếp thứ 4 trong vùng Đông Nam Bộ. Có tọa độ địa lý là 10°51’46″B – 113°’B, 106°20′ Đ – 106°58’Đ

  • Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước
  • Phía Nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh
  • Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai
  • Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh

Bình Dương là cửa ngõ giao thương với Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế – văn hóa của cả nước, có các trục lộ giao thông huyết mạch của quốc gia chạy qua như quốc lộ 13, quốc lộ 14, đường Hồ Chí Minh, đường Xuyên Á … cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và các cảng biển chỉ từ 10 km – 15 km… thuận lợi cho phát triển kinh tế và xã hội toàn diện.

Bình Dương cũng là tỉnh có tỷ lệ đô thị hóa cao nhất cả nước với tỷ lệ 82% (tính đến năm 2020).

Bình Dương có một điều kiện tự nhiên tuyệt vời. Đất đai đa dạng phong phú về chủng loại. Khí hậu theo vùng Đông Nam Bộ 2 mùa mưa nắng. Có tài nguyên rừng và khoáng sản phong phú.

Tỉnh Bình Dương hiện tại gồm có:

  • 9 đơn vị hành chính cấp huyện
  • 3 Thành phố (TP Thủ Dầu Một, Thành phố Thuận An, Thành Phố Dĩ An)
  • 2 Thị xã và 4 huyện với 91 đơn vị hành chính cấp xã

(Hình ảnh bản đồ về Tỉnh Bình Dương)

Phát triển Kinh tế Tỉnh Bình Dương

Bình Dương là một trong những địa phương năng động trong kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài. Với chủ trương tạo ra một môi trường đầu tư tốt nhất hiện nay tại Việt Nam, tính đến tháng 10/2006, tỉnh đã có 1.285 dự án FDI với tổng số vốn 6 tỷ 507 triệu USD. Năm 2007, tỉnh Bình Dương đặt mục tiêu thu hút trên 900 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI), tăng hơn 2,5 lần so với năm 2006.

Theo bảng xếp hạng Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2006, tỉnh Bình Dương đứng đầu cả nước với 76,23 điểm, trong khi thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước, lần lượt xếp thứ thứ 40 với 50,34 điểm và xếp thứ 7 với 63,39 điểm.

Những khu Công nghiệp tại Tỉnh Bình Dương?

=> Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thu hút 938 dự án đầu tư.

Năm 2019, kim ngạch xuất, nhập khẩu duy trì tăng trưởng; cơ cấu hàng hóa xuất khẩu được cải thiện theo hướng tăng các sản phẩm chế tạo, chế biến, hàng nông sản; bên cạnh giữ vững các thị trường xuất khẩu truyền thống (Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, ASEAN), nhiều doanh nghiệp có bước tiếp cận, phát triển một số thị trường mới như: Cuba, Mexico, các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Cộng hòa Belarus, Cộng hòa Kazakhstan; đến nay sản phẩm xuất khẩu của tỉnh đã có mặt 88 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Giáo dục tại Tỉnh Bình Dương

Danh sách các trường Cao đẳng, Đại học, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề:

  •  Đại học Bình Dương
  •  Đại học Thủ Dầu Một
  •  Đại học Kinh tế- Kỹ thuật Bình Dương
  •  Đại học quốc tế Miền Đông Đại học Việt – Đức
  •  Đại học Mở Tp.HCM (Cơ sở Bình Dương)
  •  Đại học Thủy lợi (Cơ sở Bình Dương)
  • Trường Sĩ quan Công binh
  •  Đại học Ngô Quyền (Quyết định số 1359/QĐ-TTG)
  • Cao đẳng Y tế Bình Dương Cao đẳng Nghề Việt Nam – Singapore
  •  Cao đẳng nghề Đồng An
  • Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ Trường Trung cấp nghề tỉnh Bình Dương
  • Trường Trung cấp nghề Thủ Dầu Một Trường
  •  Trung cấp Nông Lâm nghiệp
  • Trường Trung cấp Kinh tế Tài chính
  •  Trường Trung cấp Bách Khoa Trường
  • Trung cấp nghề Việt – Hàn Bình Dương
  •  Trường trung cấp kinh tế và công nghệ Đông Nam
  • Trường Trung cấp Mỹ thuật Văn hóa Bình Dương

Tính vào thời điểm cuối tháng 11 năm 2019, trên địa bàn toàn tỉnh có khoảng 180 nhà trẻ – mầm non – mẫu giáo, 136 trường tiểu học, 67 trường trung học cơ sở, 35 trường trung học phổ thông, 7 trung tâm giáo dục thường xuyên, 9 trường đại học và cao đẳng

Giao thông vận tải

Đường bộ

Cổng chào Bình Dương tại Quốc lộ 13 Trong hệ thống đường bộ, Quốc lộ 13 là con đường chiến lược cực kỳ quan trọng xuất phát từ Thành phố Hồ Chí Minh, chạy suốt chiều dài của tỉnh từ phía nam lên phía bắc, qua tỉnh Bình Phước và nối Vương quốc Campuchia xuyên đến biên giới Thái Lan và Lào. Đây là con đường có ý nghĩa chiến lược cả về quân sự và kinh tế. Đường Quốc lộ 14, từ Tây Ninh qua Dầu Tiếng đi Chơn Thành, Đồng Xoài, Bù Đăng thuộc tỉnh Bình Phước xuyên suốt vùng Tây Nguyên, là con đường chiến lược quan trọng cả trong chiến tranh cũng như trong thời kỳ hòa bình xây dựng đất nước. Ngoài ra còn có Tỉnh lộ 741 từ Thủ Dầu Một đi Phước Long… và hệ thống đường nối thị xã với các thị trấn và điểm dân cư trong tỉnh.

Đường thủy

Về hệ thống giao thông đường thủy, Bình Dương nằm giữa ba con sông lớn, nhất là sông Sài Gòn. Bình Dương có thể nối với các cảng lớn ở phía nam và giao lưu hàng hóa với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.

Đường sắt

Trên địa bàn tỉnh có hai nhà ga là ga Sóng Thần và ga Dĩ An theo tuyến đường sắt Bắc Nam. Từ ngày 5 tháng 6 năm 2019, ga Dĩ An chính thức được đón khách thay cho ga Sóng Thần vì ga Dĩ An gần với khu dân cư, khu công nghiệp nên được nhiều hành khách lựa chọn là điểm đến hơn so với ga Sóng Thần. Cũng từ ngày này, ngành đường sắt dừng việc nhận và trả khách tại ga Sóng Thần. Theo chiến lược phát triển giao thông vận tải đường sắt đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tuyến đường sắt Sài Gòn – Lộc Ninh sẽ được khôi phục và xây dựng lại. Đây cũng là một phần trong dự án đường sắt Xuyên Á mà Chính phủ đã cam kết trong thỏa thuận chung ASEAN nhưng dự án đã bị trì hoãn dài làm kèm theo nhiều hệ luỵ.

Đường hàng không

Vào thời điểm năm 2011, sân bay Phú Lợi và sân bay Phú Giáo là hai sân bay còn lại duy nhất của tỉnh này, tuy nhiên cả hai đều được dùng để khai khác dự trữ quân sự. Bình Dương cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất từ 10 đến 15 km. Năm 2012, trong đồ án Quy hoạch tổng thể GTVT tỉnh Bình Dương đến năm 2020 và định hướng 2030, Trung tâm Nghiên cứu phát triển GTVT đã đề xuất xây dựng 2 sân bay ở Bến Cát và Dầu Tiếng, nhưng Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Nam cho rằng cần phải nghiên cứu, bổ sung sân bay ở một số nơi khác vì đến năm 2020 kinh tế – xã hội của Bình Dương nói riêng và cả nước nói chung đã đổi khác, nhu cầu đi lại, du lịch bằng đường hàng không là cần thiết.

Giao thông công cộng

Xe buýt,:Bình Dương có 11 tuyến xe buýt Becamex Tokyu, 8 tuyến xe buýt nội tỉnh, 11 tuyến xe buýt liên tỉnh.
Đường sắt đô thị: Theo Quyết định 893/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Bỉnh Dương đến năm 2020, bổ sung quy hoạch đến năm 2025, hệ thống đường sắt đô thị tại Bình Dương sẽ bao gồm 6 tuyến trên cao và 1 tuyến mặt đất.

Bất động sản Bình Dương ngày càng sôi động

Trong quý 3/2020 mối quan tâm của người dùng với thị trường nhà đất các tỉnh phía Nam tăng mạnh hơn, vượt qua 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM.

Đứng đầu về lượng tìm kiếm trực tuyến là nhà đất tại Bình Dương, kế đến lần lượt là Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Bình Phước, Cần Thơ và Kiên Giang.

Theo đó, nhu cầu tìm mua bất động sản tại Bình Dương tăng 21% so với quý 1/2020. Theo chia sẻ ông Nguyễn Quốc Anh, P. Tổng GĐ Batdongsan.com.vn cho biết: “Làn sóng đầu tư BĐS công nghiệp đã tác động lớn đến nhu cầu tìm mua nhà ở và đầu tư tại khu vực này”

Thị trường bất động sản Bình Dương đang được coi như “ Người thừa kế sáng giá” của TP Hồ Chí Minh.

Chỉ riêng trong 8 tháng đầu năm 2020, Bình Dương đã chấp thuận chủ trương đầu tư cho 37 dự án, cung cấp cho thị trường hơn 20.000 sản phẩm căn hộ và đất nền.

Với những điều kiện thực tế, những con số tăng trưởng đáng kể như vậy thì thị trường Bất Động Sản ở Bình Dương đang là một thị trường đáng để đầu tư và phát triển bất động sản.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN